Vay tiền online biến tướng – bài toán khó giải

Dịch COVID-19 đi qua đã khiến tình hình tài chính của nhiều người gặp biến động lớn. Mất việc làm, giảm thu nhập, cần vốn tái đầu tư… nhưng việc tiếp cận nguồn vay chính thống không phải điều dễ dàng. Vậy nên nhiều người tiếp cận hình thức vay tiền online.

Trong lúc đó, những quảng cáo cho vay tiêu dùng bủa vây họ, dán đầy đường, “nhảy” lên Facebook hàng ngày, hàng giờ với thủ tục vô cùng nhanh gọn.

Vay tiền quá dễ nhưng khó có lối thoát

Hai vợ chồng anh H mới mua trả góp được một căn hộ chung cư ở Hà Nội. Dọn về ở được 2 tháng thì dịch bệnh xảy ra, thu nhập giảm hơn một nửa, nhưng vợ chồng vẫn còn tiền để dành mang trả khoản nợ gần 8 triệu đồng cho ngân hàng. Nhưng tới tháng 8/2020, hai vợ chồng cùng thất nghiệp vì nhà hàng nơi hai người làm việc cắt giảm nhân sự.

Đúng lúc ấy, mẹ già ở quê lại bệnh. Bí quá, hai vợ chồng “vay nóng” bên ngoài 10 triệu đồng lo việc gia đình và trả lãi ngân hàng, dự tính chỉ mượn chừng 1 tháng rồi sẽ xoay xở những khoản khác bù vào. 

Vay tiền online quá dễ dàng

Theo giao kèo, mỗi ngày hai người “chỉ” phải trả lãi 150.000 đồng cho chủ nợ. Trả được hơn 20 ngày thì không trả được nữa, mà cứ chậm một ngày thì phải đóng phạt 300.000 đồng. Người của chủ nợ còn đe dọa, chửi bới, lấy sơn đỏ vẽ ngoài cửa những hình chết chóc rùng rợn. Hai vợ chồng vội vã bán xe, bán hết nội thất đồ dùng trong nhà mới đủ số tiền 20 triệu đồng trả cho chủ nợ và “tởn đến già” – như lời anh H. tâm sự.

Chị Ch. làm nghề buôn bán vặt ở chợ, dịch bệnh khiến công việc nuôi sống hai mẹ con ngưng lại. Chị lướt Facebook và thấy quảng cáo vay tiền online, chỉ cần nộp chứng minh nhân dân. Chị không hiểu gì về lãi suất bao nhiêu là nhiều là ít, chỉ nghe giới thiệu nếu vay 1 triệu thì mỗi ngày chỉ trả lãi 20.000 đồng.

“Chỉ bằng hai tờ vé số”, nghĩ vậy, chị đồng ý vay liền 2 triệu, nhưng chủ nợ chỉ đưa 1,8 triệu “sau khi trừ chi phí vay”. Mỗi ngày chị trả 40.000 đồng tiền lời. 20 ngày tới hạn trả cả gốc cả lãi là 2,8 triệu đồng. Tới ngày chưa kịp trả, người ta đã gọi điện chửi bới, đe dọa, còn nhắn tin gọi điện cho rất nhiều người trong danh bạ điện thoại của chị để nhục mạ, nói chị là đồ lừa đảo, quỵt tiền…Chị Ch. không phải trường hợp hiếm hoi.

Cần sớm có cơ chế để giảm sát các hình thức cho vay online

Việc vay và cho vay tiền qua App rất thuận lợi, người có nhu cầu vay tiền nhanh chóng được đáp ứng với một số thao tác đăng ký đơn giản trên máy tính như: tải app, điền thông tin cá nhân, số tài khoản nhận tiền, gửi ảnh chụp cá nhân và chứng minh nhân dân, đồng ý cho App truy cập danh bạ cá nhân.

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng nhìn nhận, việc có một khuôn khổ cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ. Đặc biệt, sẽ hạn chế rủi ro xảy ra cho khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ Fintech chưa được cho phép chính thức là rất cần thiết.

Trong khi chờ cơ chế quản lý, để tránh rủi ro cho bản thân, ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247 – một startup trong lĩnh vực fintech lưu ý, người dân cần tỉnh táo để phân biệt app “làm ăn chân chính” hay App lừa đảo.

Theo đó, khi vay tiền người dân phải yêu cầu app cho vay công khai, minh bạch tổng số tiền cần phải nộp là bao nhiêu. Xem tổng chi phí có đúng như lãi suất mà họ công bố không là biết ngay cách làm ăn của những app cho vay này ra sao.

Lãi suất bao nhiêu là tín dụng đen

Nhiều người vay không tính ra lãi suất mà chỉ căn cứ vào lời hẹn của người cho vay, chỉ nhắm thấy số tiền phải trả hàng ngày nằm trong khả năng của mình mà không biết rằng, với lãi suất đó có thể đã đủ để xem xét về hành vi Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (20%/năm, tức 1,666%/tháng), thu lợi bất chính từ 30 triệu đến dưới 100 triệu đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Nếu số tiền thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Xem thêm: Tín đụng đen đã có dấu hiệu giảm mạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *