Vay tiền qua mạng làm cách nào để nhận diện app chân chính

Hiện nay lãi suất trong tín dụng đen thường rất cao, dao động ở mức 300-700%/năm. Thậm chí, một số mô hình vay tiền qua mạng lãi suất lên đến 1.400%/năm, cao gấp 700 lần quy định. Thông tin từ Hội nghị “Tuyên truyền mở rộng tín dụng ngân hàng, đấu tranh với hoạt động tín dụng đen”, do Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng Bộ Công an tổ chức mới đây.

Các app cho vay tiền qua mạng hoạt động ra sao

Hiện nay, cả nước còn gần 40 app cho vay tiền hoạt động. Trong số này, những app hoạt động minh bạch, chính thống khá ít ỏi. Vậy nên, người vay trước khi vay nên tìm hiểu rõ thông tin để tìm được nguồn vay đảm bảo, uy tín tránh gặp phải tín dụng đen.

Các app cho vay tiền qua mạng hoạt động như thế nào

Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, các app cho vay trực tuyến đang như “nấm mọc sau mưa”, xuất hiện ngày càng nhiều với đủ mọi hình thức. Thực tế, nhiều website hay app cho vay trực tuyến đang hoạt động dựa trên mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending). Theo NHNN, bản chất của vay ngang hàng, vay online là dựa trên nền tảng công nghệ số kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính. Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người đi vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hóa.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện tại chưa có quy định cụ thể về hoạt động của P2P Lending, lợi dụng điều này, nhiều app cho vay đã có nhiều chiêu trò để cho vay với lãi suất cắt cổ.

Minh bạch, rõ ràng mọi thông tin chính là app cho vay tiền qua mạng chân chính

Theo các chuyên gia kinh tế, hơn ai hết chính khách hàng là người tự bảo vệ mình khi vay tiền qua các app online, cần thận trọng, cân nhắc kỹ khi giao dịch. Phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thể hiện đầy đủ thông tin như: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại… Ngoài ra, website hoặc ứng dụng cho vay phải thể hiện rõ các thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch như: công bố rõ ràng chính sách bảo vệ thông tin, mẫu hợp đồng, biểu phí, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…

Bên cạnh đó, đơn vị cho vay có cung cấp hợp đồng cho người tiêu dùng tham khảo trước khi xác nhận giao dịch hay không cũng là tiêu chí để đánh giá mức độ uy tín. Một số biểu hiện như thông tin công ty mập mờ, không cung cấp hợp đồng vay, thu trước phí hồ sơ, lãi suất và mức phí cao… là những điều người dùng phải thực sự cân nhắc để tránh những rủi ro đáng tiếc. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên sử dụng các dịch vụ tài chính chính thống, vay từ các ngân hàng hoặc các công ty tài chính được cấp phép để đảm bảo an toàn.

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của vayonline247, một công ty trong lĩnh vực cho vay ngang hàng tư vấn: Người vay tìm hiểu thêm các hoạt động của công ty có được công bố công khai trên website và rộng khắp trên các phương tiện truyền thông chính thống như báo điện tử uy tín hay các Đài truyền hình hay không? Các quy định Lãi Phí có rõ ràng trước khi vay hay không? Chính sách bảo mật thông tin, quyền riêng tư của người dùng như nào?Với các thông tin cơ bản trên, nếu người dùng tìm hiểu kỹ chút sẽ tránh gặp phải những công ty trá hình.

Vayonline247 của chúng tôi cam kết hệ thống ứng dụng sản phẩm chúng tôi công khai minh bạch hai yếu tố: Cho vay và Vay tiền. Trong các yếu tố này, vayonline247 đều công khai các khoản lãi phí, thời hạn… Trong điều khoản chúng tôi đưa ra quy định rõ ràng về phí phạt quá hạn thì được tính thế nào. Có thể thấy các phần phí lãi chúng tôi đều minh bạch, minh bạch trước khi người vay quyết định vay. Vậy nên, người vay khi tìm đến chúng tôi đề có thể an tâm

Cẩn trọng phát sinh nợ xấu hoặc tăng dư nợ khoản vay do lỗi chủ quan của chính khách hàng.

Dù không chủ đích thực hiện giao dịch nhưng khách hàng có thể đã để người khác ký hộ hồ sơ, cung cấp thông tin bảo mật quan trọng như mã OTP cho người khác hay đưa thẻ tín dụng cho người quen sử dụng…

Công ty cho vay tiêu dùng thị phần lớn nhất hiện nay cho hay, nhiều khách hàng khó chịu và thắc mắc không vay hoặc không giao dịch nhưng vẫn bị nhắc nợ. Đây là tình trạng diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, những trường hợp khách hàng vô tình hoặc cố ý để lộ thông tin dẫn đến việc làm tăng dư nợ vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm.

Hoặc một khả năng khác là không ít khách hàng sau khi tất toán khoản vay lại chủ quan chưa làm thủ tục giải chấp để lấy lại các giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo đã thế chấp. Một số trường hợp được nhân viên tư vấn “cứ để sổ đỏ ở đó, khi nào có việc cần lại vay tiếp, đỡ lằng nhằng thủ tục”. Tuy nhiên, cách này theo nhiều chuyên gia là dễ tiềm ẩn rủi ro, tạo cơ hội cho nhân viên ngân hàng lợi dụng.

Vì thế, để chủ động bảo vệ bản thân trước những tình huống gian lận, các ngân hàng khuyến cáo người dân không chia sẻ OTP cho bất kỳ ai; không đưa thẻ tín dụng cho người khác sử dụng; tuyệt đối không đồng ý để bất cứ ai ký thay hồ sơ, giấy tờ dù trong bất kỳ trường hợp nào; chủ động thanh lý các thủ tục liên quan hợp đồng sau khi kết thúc khoản vay.

Bên cạnh đó, người dân có thể chủ động kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân trực tuyến. Cá nhân hoặc doanh nghiệp dù đã từng vay ngân hàng hay chưa, đều có thể đăng ký tài khoản miễn phí và truy cập vào website hoặc ứng dụng của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC). Sau khi cung cấp thông tin cá nhân và được xác thực, người dân có thể dễ dàng kiểm tra nhóm nợ cũng như thông tin tín dụng miễn phí vào bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể nhờ nhân viên ngân hàng kiểm tra thông tin tín dụng.

Xem thêm: Nợ tiền app cho vay tiền, vòng xoáy khó dứt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *