Vay tiêu dùng dịp cuối năm 2020, cẩn trọng dính tín dụng đen

Cuối năm là dịp bùng nổ mua sắm tiêu dùng mạnh mẽ trong dân nên nhu cầu tiêu tiền, vay tiền cũng tăng mạnh. Hiện mặt bằng lãi suất của các công ty tài chính có xu hướng giảm 18 – 20% so với trước. Các công ty tài chính tiêu dùng đang góp phần đẩy lùi tín dụng đen bằng nhiều cách khác nhau.

Hãy cùng VO247 tìm hiểu thị trường vay tiêu dùng cuối năm 2020

Tín dụng đen cuối năm nở rộ vì nhu cầu vay tiêu dùng tăng mạnh dịp cuối năm   

Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), trong tháng 10/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 450,7 nghìn tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ năm trước), động lực tăng trưởng tới từ bán lẻ hàng hóa đạt 356,5 nghìn tỷ (tăng 10% so với cùng kỳ năm trước).

BSC kỳ vọng động lực phục hồi sẽ diễn ra mạnh hơn vào quý 4/2020 và đầu năm 2021 nhờ nhu cầu mua sắm tiêu dùng tăng lên trong cuối năm và dịp cận Tết.

Tuy nhiên, lợi dụng nhu cầu vay tiêu dùng tăng cao, hoạt động tín dụng đen cũng nở rộ với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, biến tướng thông qua các ứng dụng vay online, vay ngang hàng…kéo theo hệ lụy khôn lường, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.

Thời gian gần đây, Công an TP.HCM đã triệt phá băng nhóm cho vay nặng lãi thông qua ứng dụng (app) trên điện thoại di động. Băng nhóm này tạo ra các app cho vay như Vaytocto, Moreloan, VD online với lãi suất “cắt cổ”. Đơn cử, app Moreloan và VD online khi đăng ký vay 1,5 triệu đồng, người vay chỉ nhận được 900.000 đồng, 600.000 đồng còn lại là phí dịch vụ và lãi suất trong 7 ngày. Sau 7 ngày người vay cần trả 1,5 triệu đồng, nếu chậm thanh toán sẽ bị phạt 2 – 5%. Như vây, lãi suất được tính “trên trời”, tương ứng 2,5%/ngày, 75%/tháng và 912,5%/năm.

Ngoài ra app Cashwagon cũng đang bị cơ quan Công an TP.HCM điều tra với nghi vấn cho vay nặng lãi thông qua ứng dụng. Công an cho biết tín dụng đen tiềm ẩn rất nhiêu rủi ro, nhất là cho vay qua mạng Internet. Ngoài ra, nhu cầu tín dụng đen vẫn còn nhiều, do đó tội phạm vẫn còn đất để hoạt động mạnh.

Các tổ chức tín dụng được khuyến cáo cần tiếp tục đa dạng hóa hình thức cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, đồng thời siết chặt quản lý tín dụng, không để các đối tượng lợi dụng nguồn tiền từ ngân hàng đưa ra hoạt động tín dụng đen.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia tài chính, người vay cần cẩn trọng khi vay tiêu dùng vào dịp cuối năm vì đây là cơ hội tín dụng đen len lỏi, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho người vay. Vì vậy, khách hàng nên tìm hiểu kỹ đơn vị cho vay, mức độ uy tín, tuân thủ pháp luật cũng như phải được Ngân hàng nhà nước cấp phép trong lĩnh vực cho vay.

Các công ty P2P góp phần hạn chế tín dụng đen

Thực tế trong thời gian qua nhiều công ty P2P như FE CREDIT, HD Saison, Fiin Credit, VO247… cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Hiện nay, với mặt bằng lãi suất mà các công ty tài chính đưa ra có xu hướng giảm 18 – 20% so với năm trước, cùng với việc đa dạng dịch vụ cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh mở rộng chi nhánh, cơ sở đến tận vùng sâu vùng xa, nhất là việc ngày càng nâng cao “văn hóa” thu hồi nợ, giúp các công ty tài chính lấy được niềm tin, dần phát huy được vai trò và vị thế trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chú trọng sự văn minh trong kinh doanh, các công ty tài chính đã và đang thực hiện song song các biện pháp nâng cao sự tuân thủ của cán bộ nhân viên và các cộng tác viên.

Đồng thời, các công ty tài chính cũng luôn nỗ lực thực hiện đúng quy định tại Thông tư 18/2019/TT-NHNN về việc tăng cường hoạt động thẩm định, xét duyệt khoản vay, vận hành hệ thống quản lý, đôn đốc và thu nợ theo đúng quy định của pháp luật nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, làm lành mạnh và minh bạch hóa thị trường cho vay tiêu dùng.

Nhận định về thị trường P2P Việt trong năm 2020 vừa qua

Theo ông Tạ Thanh Long, CEO của VO247: với bất kỳ loại hình tín dụng nào, tổ chức cho vay cũng phải xem xét đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu cho vay mà không đòi được nợ chắc chắn không tổ chức nào muốn cho vay. Với tín dụng đen, họ cho vay dễ hơn, song lãi suất cao hơn và đòi nợ cũng gắt gao hơn. Mặt khác, luật pháp hiện nay cũng dần siết chặt việc đòi nợ theo kiểu tín dụng đen nên khi cho vay ra họ cũng phải xem xét khả năng trả nợ của người vay.

Ngoài ra, CEO Tạ Thanh Long cũng chia sẻ thêm trong Talk show của VTC1 về thị trường P2P Lending trong năm 2020 và tiềm năng trong năm 2021. Ông Long cho rằng thị trường P2P tại Việt Nam rất sôi động với nhiều công ty tham gia, kể cả các công ty có yếu tố nước ngoài. Các công ty P2P ngoại hoạt động mang tính chất tận thu, không đem lại sự bền vững cho thị trường này gây ra nhiều hệ lụy.

Bởi vậy, người dùng khó phân biệt được công ty P2P nào là uy tín nên rất dễ bị sập bẫy tín dụng đen. Ông Long đưa ra những lời khuyên dành cho người tiêu dùng tránh mắc bẫy tín dụng đen là: Người vay dễ bị mê hoặc bởi những hình ảnh ngôn từ hấp dẫn trên mạng.  Vì thế khi có nhu cầu vay thì người vay nên tìm hiểu rõ thông tin về công ty, có địa chỉ thông tin, đăng kí kinh doanh rõ ràng, thông tin minh bạch rõ ràng hay không.

Điểm khác biệt của VO247 giữa thị trường P2P Việt là 1 sản phẩm thuần Việt. Ở VO247, nhà đầu tư có thể cho người khác vay 1 cách an toàn. Người vay đều được xác minh thông tin, thẩm định rất rõ ràng. Việc được vay tiền ở 1 app do người Việt tạo ra sẽ tạo ra độ an toàn, tin tưởng mạnh hơn.

Xem thêm: Bức tranh cơ bản về Fintech Việt Nam hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *