Hơn 10.000 nền tảng cho vay ngang hàng P2P lending bị đóng cửa ở Trung Quốc thời gian qua khiến nguy cơ các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ trong lĩnh vực này tìm cách sang Việt Nam, gây rủi ro cho thị trường
Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, thị trường đang có khoảng 100 DN cho vay ngang hàng – P2P lending, và dự đoán chỉ 10% đáp ứng các tiêu chí mà Dự thảo về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho Fintech (Sandbox) đề ra.
Vào dịp cuối năm, nhu cầu vốn và mua sắm tiêu dùng của người dân thường tăng cao, trở thành mảnh đất màu mỡ cho tín dụng đen hoạt động. Không ít đối tượng đã đưa ra các chiêu trò cho vay với lãi suất mà chúng gọi là “ưu đãi” với hình thức thủ tục vay đơn giản. Trong thời gian ngắn gần đây, lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương đã triệt phá hàng chục ổ nhóm tín dụng đen.
Theo số liệu từ Công ty Nghiên cứu thị trường Statista, trên thế giới hiện có khoảng 9.300 công ty Fintech đang cạnh tranh với các ngân hàng trong mọi lĩnh vực từ thanh toán, huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối và cả tư vấn đầu tư. Ở Việt Nam, Fintech đã thu hút được sự quan tâm rất lớn, các công ty này hiện chủ yếu tập trung ở các mảng: thanh toán, cho vay/huy động và các dịch vụ hỗn hợp khác. Doanh thu của lĩnh vực Fintech tại Việt Nam được dự báo đạt khoảng 9 tỷ USD vào năm 2020
Cho vay ngang hàng được xem là mô hình thành công nhất của fintech thế giới, khiến các ngân hàng “giảm thu” hàng tỷ USD, còn ở Việt Nam thì sao?
Theo báo cáo mới đây của Fintech News Singapore, các doanh nghiệp Fintech Việt Nam đã tăng nhanh về số lượng. Fintech là một trong số ít những lĩnh vực hưởng lợi từ đại dịch Covid-19, nhưng khi có vắc-xin Covid-19, các Fintech sẽ cần nỗ lực hơn để tồn tại.
Thị trường P2P của Việt Nam ước tính trị giá 7,8 tỷ đô la vào năm 2020, tăng gần gấp đôi so với 4,4 tỷ USD năm 2017, trong khi hiện tại có hơn 40 công ty cho vay P2P đang hoạt động tại Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo về hoạt động cho vay ngang hàng P2P lending ngoại hiện đang gia tăng hoạt động tại Việt Nam, có thể gây rủi ro và khiến người dùng hoang mang về tính minh bạch của loại hình P2P Lending.
Tính đến tháng 12/2020, lãi suất cho vay của các ngân hàng giảm mạnh còn khoảng 4% 1 năm. Trong khi đó, ngân hàng thậm chí còn không huy động kỳ hạn dài, tuy nhiên lãi suất cho vay chỉ giảm nhỏ giọt. Người vay méo mặt vì lãi suất cho vay hiện nay gần gấp đôi so với lãi suất huy động.